Bộ Y tế khuyến cáo 5 cách phòng chống bệnh sởi với nhóm nguy cơ cao
16/04/2025 01:48 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Bộ Y tế cho biết, hiện nay bệnh sởi đã ghi nhận nhiều trường hợp là người trưởng thành, có diễn biến nặng và đã ghi nhận trường hợp tử vong.
Trước đó, Viện Y học Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay, tính đến thời điểm này. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.
Bệnh nhân này nhập viện khi đã có biến chứng phổi nặng, phải lọc máu. Sau 2 tuần điều trị bệnh nhân đã không qua khỏi.
Bệnh sởi lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm, tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh sởi. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc hoặc tiêu chảy, thậm chí tử vong.
Hiện nay, bệnh sởi đã ghi nhận nhiều trường hợp là người trưởng thành, có diễn biến nặng và đã ghi nhận trường hợp tử vong. Mỗi ngày, Viện Y học Nhiệt đới tiếp nhận khoảng 10 đến 20 bệnh nhân người lớn mắc sởi với các triệu chứng sốt, phát ban, ho, chảy nước mắt, nước mũi.
Nhiều bệnh nhân diễn tiến nặng với biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, tăng men gan, tiêu chảy, thậm chí viêm não - màng não. Phần lớn đều chưa được tiêm phòng hoặc trước có tiêm phòng sởi nhưng không tiêm nhắc lại.
Các trường hợp mắc sởi thường từ 30 đến 50 tuổi và chủ quan không nghĩ là bản thân mắc sởi nên khi vào viện thì bệnh đã nặng.
Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sởi nhằm hạn chế các trường hợp nặng tử vong, Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi với nhóm có nguy cơ cao diễn biến nặng như sau:
1. Người có nguy cơ cao (người có bệnh phổi mạn tính, tiểu đường, cao huyết áp, người trên 50 tuổi), nhất là những người không rõ tiền sử tiêm chủng và chưa từng mắc Sởi nên chủ động tiêm vaccine phòng sởi;
2. Người có nguy cơ cao khi xuất hiện những triệu chứng của bệnh sởi như sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng nặng của bệnh;
3. Hạn chế tiếp xúc với những trường hợp mắc sởi hoặc nghi mắc sởi, nếu bắt buộc phải tiếp xúc cần mang khẩu trang và vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với người bệnh;
4. Tăng cường vệ sinh thân thể, mũi họng, giữ ấm, nâng cao thể trạng để tăng cường sức đề kháng phòng bệnh sởi;
5. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ thông thoáng môi trường nơi làmvviệc, học tập, sinh hoạt; vệ sinh thường xuyên các bề mặt nơi ở, sinh hoạt, làm việc, học tập.
BT
95% người dân thủ đô có thẻ BHYT
Lợi ích của bảo hiểm xã hội tự nguyện
Phóng sự của báo lao động Thủ đô đưa tin về lễ ra ...
Ra quân tuyên truyền BHXH tự nguyện, BHYT tháng 5
Hội nghị công chức, viên chức năm 2024
Sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm 2023
Hội nghị công chức, viên chức, người lao động, triển ...
BHXH TP Hà Nội tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người dân có ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng TTĐT của BHXH Thành phố?